Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Các loại mô hình về doanh nghiệp

Bạn thiếu khách hàng? - Giải pháp hiệu quả đây (link)
---------------------------------------------------------------------------

* QUÁ TRÌNH GỒM 2 KHÂU

Thứ 1, hoạch định giải pháp. Thứ 2, thực thi giải pháp.

* SỐ LƯỢNG GIẢI PHÁP KHẢ THI

Không quan tâm đến nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, chúng ta có vô số giải pháp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp khó khăn, số lượng giải pháp khả thi hẹp đi rất nhiều.

* CHỦ DOANH NGHIỆP & NHÀ TƯ VẤN

Chủ doanh nghiệp cho Nhà tư vấn biết về: Mục tiêu, Nguồn lực hiện có, bối cảnh cạnh tranh,... Trên cơ sở đó, Nhà tư vấn với tri thức và trải nghiệm của mình sẽ đề xuất các giải pháp.

* TƯ DUY HỆ THỐNG

Tư duy hệ thống giúp chúng ta NHẬN THỨC về doanh nghiệp và đề ra giải pháp nhằm ĐIỀU CHỈNH doanh nghiệp sao cho hiệu quả hơn.

Với tư duy hệ thống, công việc của Nhà tư vấn trở nên sáng sủa và thuận lợi hơn nhiều. Cũng vậy, Chủ doanh nghiệp có tư duy hệ thống sẽ lèo lái doanh nghiệp tốt hơn.

* 5 KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG

Tư duy hệ thống có 5 khái niệm nền tảng: Prototype, Model, Modeling, Similar, Simulation. Sau đây là diễn giải đời thường về chúng.

Để biết thức ăn có độc với Người (nguyên mẫu - prototype) hay không, cho Chuột (mô hình - model) ăn trước.

Việc tạo ra mô hình được gọi là mô hình hóa (modeling), ở đây chỉ cần nuôi hoặc săn chuột là có mô hình để dùng!

Giữa nguyên mẫu và mô hình phải có sự tương đồng (similar), tức hệ tiêu hóa của chuột phản ứng với chất độc tương tự như ở người.

Tiếp theo, thực hiện các phép thử trên mô hình để suy đoán về phản ứng trên nguyên mẫu. Đây là quá trình mô phỏng (simulation). Chẳng hạn, cho ăn với liều bao nhiêu thì chuột toi mạng.

* MÔ HÌNH HÓA MỘT DOANH NGHIỆP

Có hàng chục tiếp cận mô hình hóa doanh nghiệp khác nhau. Mỗi tiếp cận giúp chúng ta NHẬN THỨC về doanh nghiệp ở một góc nhìn khác nhau.

Chẳng hạn, 4P (Product, Price, Place, Promotion) của ngài Philip Kotler là một loại mô hình. Khi đó, chúng ta chỉ "nhìn" doanh nghiệp ở 4 tham số trên và bỏ qua các tham số khác.

Ví dụ 2, Đường giá trị trong chiến lược đại dương xanh cho phép chúng ta mô hình hóa mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau.

Ví dụ 3, Chuỗi giá trị là một tiếp cận mô hình hóa doanh nghiệp theo từng công đoạn biến đổi giá trị từ đầu vào đến đầu ra.

Ví dụ 4, mô hình LTC của chuyên gia Lý Trường Chiến cũng là một loại mô hình giúp chúng ta NHẬN THỨC về doanh nghiệp và ĐIỀU CHỈNH nó. Đó là Tam Cầu, Tam Định, Tam Đối, Lục Lực,...

Ví dụ 5, mô hình kinh doanh Canvas do ngài Alexander Osterwalder đề xuất có 9 yếu tố: Customer Segment, Value Propositions, Channels, Customer Relationships, Revenue Streams, Key Resources, Key Activities, Key Partnerships, Cost Structure.

* TỔNG HỢP CÁC MÔ HÌNH VỀ DOANH NGHIỆP

Lúc học cấp 6 ở ĐH Bách Khoa Hà Nội, tôi theo đuổi về Trí tuệ nhân tạo nên sau này lọ mọ xây dựng một công cụ tổng hợp các loại mô hình về doanh nghiệp.

Khi tư vấn cho các doanh nghiệp, từng mô hình một được đem ra vận dụng để NHẬN THỨC và đề xuất giải pháp ĐIỀU CHỈNH từ những góc nhìn khác nhau.

* QUI TRÌNH VỰC DẬY DOANH NGHIỆP KHÓ KHĂN

(Còn tiếp)


Mô hình hóa.

_______________________________________________________
Bạn thiếu khách hàng? - Giải pháp hiệu quả đây (link)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét